SỰ THẬT VỀ MỨC GIẢM GIÁ TỚI 70% KHI MUA GHẾ MASSAGE

90% khách hàng của Okasa thường có câu hỏi này. Vậy mức giảm từ 50% thậm chí 70% là có thật hay không? Okasa xin trả lời là KHÔNG. Đây chỉ là một hình thức nâng rồi hạ giá để thỏa mãn tâm lý thích giảm giá của người tiêu dùng, bản chất không có giá giảm nào cả. Để giải thích cho ý trên mời quý khách đọc nội dung dưới đây:Thông thường mức giá sẽ được cấu thành gồm 3 phần:

1. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhiên liệu (Điện/ nước/ dầu…), khấu hao máy móc, nhân công sản xuất, thuế phí… ( Với doanh nghiệp sản xuất ) và giá nhập với doanh nghiệp thương mại.Chi phí này chia ra đơn vị sản phẩm sẽ chiếm khoảng 30-50% trong cơ cấu giá ( Tùy sản phẩm, nghành nghề).

2. Các định phí, biến phí trong quá trình vận hành như hệ thống showroom, kho bãi, văn phòng, lương nhân sự, chi phí quảng cáo, làm thương hiệu…phần này khoảng 20-35% trong cơ cấu giá

3. Phần còn lại chính là lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Giả dụ chi phí ở mục 1, 2 cộng lại sẽ trong khoảng 65 – 85% , thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ từ 15-35% ( tùy loại sản phẩm/ dịch vụ/ ngành nghề mà lợi nhuận có thể thấp hoặc cao hơn rất nhiều ).

Như vậy, một sản phẩm nếu bán 100 triệu, sẽ có lợi nhuận trong khoảng 15- 35 triệu.Câu hỏi đặt ra, nếu giả tới 70% thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ở đâu? Không ai ngu ngốc tới mức cắt lỗ để bán cho khách hàng, chưa nói tới giá đó còn giảm tiếp nếu khách hàng thương lượng, mặc cả( giảm cũng nằm trong tính toán chứ không thực chất được giảm như mọi người nghĩ). Như vậy, mức giá giảm 50%, 70% này là không có thật, chỉ là một hình thức giảm giá ảo để đánh vào tâm lý thích giảm giá của người dùng.Ví dụ đơn giản thế này:

Bạn nhập một robot hút bụi từ Trung Quốc có giá 1 triệu. Bạn tính toán chi phí quảng cáo, chi phí thuê mặt bằng để trưng bày, nhân sự bán hàng, thuế phí, chi phí vận hành, tính toán cả hàng lỗi đổi trả.. sẽ rơi vào 1 triệu. Như vậy, để có thể đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng bạn đã mất 2 triệu gồm 1 triệu nhập hàng và 1 triệu cho các chi phí khác. Lúc này chưa có lợi nhuận, bạn sẽ tính toán lợi nhuận này để cấu thành giá bán dựa vào thị trường xem họ đang bán giá nào, mong muốn lợi nhuận ra sao. Giả dụ, sau khi tính toán, bạn quyết định bán giá 3,5 triệu, lợi nhuận mong muốn là 1,5 triệu. Nếu bạn giảm tới 70% trên mức giá 3.5 triệu này tức là giảm: 2.450.000, thì giá bạn thu về chỉ còn 1.050.000 Đ, vậy tiền đâu bạn trả chi phí 2 triệu ban đầu kia? => việc này là không có thậtLúc này, để vừa tâm lý khách hàng, bạn sẽ đẩy giá lên thành: 11.660.000 Đ để khi giảm 70% vẫn đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn là 1 triệu.Đó chính là bản chất của việc giảm giá 50%, 70% mà các bạn thường thấy. Hy vọng những thông tin trên có ích với quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *